Đĩa than là một hình thức đồng bộ âm thanh tưởng chừng như đã đi vào dĩ vãng. Tuy nhiên thời gian gần đây nó lại trở thành chủ đề hot và được nhiều người săn lùng tìm mua. Để biết thêm về loại máy nghe nhạc đời đầu này mời bạn đọc bớt chút thời gian tham khảo nội dung bài biết ngay sau đây.
Đĩa than là gì?
Đĩa than sở hữu rất nhiều tên tiếng Anh khác nhau như: gramophone, phonograph, vinyl, record khi cập bến Việt Nam chúng còn được gọi với cái tên thân mật mâm than. Thực chất đây là một hình thức đồng bộ tín hiệu âm thanh theo từng rãnh với độ dập nổi khác nhau vào lưu trữ dạng đĩa chất liệu sơn cánh kiến hay Polyvinyl chloride.
Người đặt nền móng, khởi nguồn của đĩa than đó chính là Thomas A.Edison. Vào năm 1877 ông đã sáng chế ra chiếc máy ghi âm đầu tiên của loài người, với nguyên lý hoạt động vô cùng sơ khai dư trên các sóng âm thanh, một bộ phận biến đổi, một chiếc kim và một ống trụ kim loại. Chính từ nền tảng đó mà cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX máy quay đĩa cơ khí chạy bằng dây cót đã gia đời.
Kể từ đó mâm than được sử dụng phổ biến thay thế cho lưu trữ âm thanh dạng ống cho tới tận cuối của thế kỷ XX. Mãi cho đến những năm 1980, với sự ra đời của hình thức lưu trữ kỹ thuật số với dấu ấn đậm nét của CD thì đĩa than dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên thời gian gần đây mâm than bỗng hot trở lại được dùng nhiều bởi các DJ cũng như các đài phát thanh.
Nguyên lý hoạt động của đĩa than
Đĩa than được ví như một loại đầu phát đảm nhiệm vai trò đọc dữ liệu âm thanh lưu trữ trên các rãnh ghi của đĩa. Từ các rảnh này chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện sau đó tiếp tục gửi chúng đến phần phono và khuếch đại âm thanh.
Phần mâm đĩa than bao gồm phần thớt đĩa chính hay còn gọi là platter được kết nối với cây trụ hay còn gọi là shaft nằm trong một ổ xoay. Tại đây Trụ và platter sẽ xoay tròn trên một bearing nằm ngay dưới đáy trụ nơi tiếp xúc trực tiếp với ổ. Nhờ vào belt hay còn gọi là dây cu-roa hoặc motor mà những bản nhạc tuyệt vời đã ra đời .
Kết cấu của máy chơi đĩa than
Nhìn chiếc đĩa than có vẻ như rất đơn giản tuy nhiên bạn có biết chúng được cấu tạo từ những bộ phận nào không. Hãy cùng chúng tôi khám phá thiết kế cấu tạo của những chiếc mâm than ngay sau đây.
- Phần đầu đọc hay còn được gọi là phonocatridge: Trên thị trường hiện nay có hai loại đầu đọc đĩa than là: Moving Magnet (MM) hay còn gọi là nam châm động khá phổ biến vì giá thành tương đối rẻ, Moving Coil (MC) hay còn gọi là Cuộn dây động cho âm thanh ra tốt hơn và tất nhiên giá cũng nhỉnh hơn MM.
- Tay cơ (tonearm)
- Phần quay đĩa gồm mô-tơ
- Mâm quay (turntable)
Những chú ý khi chơi đĩa than
Để đảm bảo những chiếc mâm than luôn giữ được chất lượng như thuở ban đầu thì khi sử dụng bạn cần lưu ý những mục sau:
Bảo quản mâm than cẩn thận
Đĩa than cần được bảo quản để tránh ma sát làm trầy xước đĩa ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Vì vậy hãy bọc chúng trong những chiếc túi nilon hoặc hộp kín để tránh bị xước và bụi bẩn bám vào.
Chú ý điều chỉnh đối trọng của đĩa than
Ở phần cuối tonearm hay còn gọi là tay cơ thường có các vật đối trọng và nhiệm vụ của người chơi là phải điều chỉnh chúng để âm thanh đầu ra được rõ ràng nhất đồng thời kim không bị trượt, cũng như không tạo áp lực quá nặng lên mặt đĩa. Nhà sản xuất cũng đã đưa ra khuyến nghị người dùng đĩa than kèm theo hộp đựng đầu đọc bạn cần đọc kỹ và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất nhé.
Lắp đặt đúng đĩa than
Vì loại đầu đọc có những tín hiệu âm thanh đầu ra khác nhau vì vậy bạn cần phải đấu đúng để chất lượng âm thanh khuếch đại được phù hợp nhất. Chẳng hạn như MM sẽ có mức tín hiệu ra lớn hơn nhiều lần so với loại đầu lọc đĩa than MC.
Các cách bảo quản đĩa than
Bất kỳ sản phẩm nào nếu muốn sử dụng được lâu dài thì khâu bảo quản la vô cùng quan trọng và đĩa than cũng không ngoại lệ. Khi chơi loại máy phát nhạc này bạn cần có các lưu ý khi bảo quản như sau:
Mâm than được đánh giá là rất khó bảo quản, dễ cong vênh bởi nhiệt độ cao đồng thời rất dễ bị trầy xước, bám bụi. Chính từ các vết xước và hạt bụi bám trên mặt đĩa đã khiến cho chất lượng âm thanh bị sụt giảm đáng kể. Do đó cần:
- Bảo quản đĩa ở những nơi nhiệt độ thích hợp không quá 35 độ , khô giáo thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Khi xếp đĩa than bạn đọc cúng cần lưu ý xếp theo chiều thẳng đứng để tránh độ ma sát cúng như chồng chéo làm xước đĩa.
- Trong trường hợp lấy đĩa ra tuyệt đối không chạm tay vào mặt đĩa vì có thể gây xước đĩa, Chỉ nên cầm vào mép hoặc tâm đĩa.
- Khi nghe xong đĩa than bạn nên cho chúng nay vào trong túi nilon, túi bìa hoặc hộp kín để tránh tình trạng rơi vỡ hoặc bám bụi ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Top những mẫu đĩa than hiện nay
Dường như sau một thời gian ngủ dài mâm than đã tỉnh giấc quay trở lại và lợi hại hơn xưa khi trở thành cái tên được nhắc nhiều trong thời gian gần đây. Nếu bạn đang muốn tậu cho mình một chiếc đĩa than nhưng chưa biết chọn mẫu nào thì hãy tham khảo nội dung ngay sau đây nhé.
House of Marley Stir It Up Turntable
Mẫu mâm than đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc đó chính Stir It Up Turntable là con cưng được House of Marley gửi đến các tín đồ âm nhạc toàn cầu. Cái tên House of Marley được lấy cảm hứng từ huyền thoại âm nhạc Reggae Bob Marley, Rohan Marley và được bảo hộ bởi chính con trai ông. Các đĩa than được sản xuất ở đây có chất lượng tuyệt vời và vô cùng thân thiện với môi trường.
House of Marley Stir It Up Turntable có mâm đĩa than hai tốc độ được điều khiển bằng dây đai hay còn gọi là belt drive. Chiếc máy này có thể phát nhạc với tốc độ 33RPM hoặc 45RPM. Belt drive điều khiển tốc độ quay là thứ không thể thiếu trong giúp máy kích hoạt tính năng tự khởi động, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian phát đĩa nhạc.
Sở dĩ nói chiếc máy House of Marley Stir It Up Turntable thân thiện với môi trường bởi vì thân chính đầu máy được làm bằng tre. Phần Slipmat được cấu tạo bởi silicone REGRIND là chất thải được tái chế sau khi sử dụng. Loại đĩa than này được trang bị giắc cắm tai nghe 3.5mm, cổng USB và hiện nay mức giá của chúng rơi vào khoảng 4,7 triệu VND .
Đĩa than Rega RP3
Nếu là một tín đồ của mâm than chắc chắn các bạn đã không còn xa lạ với Rega RP3 sở hữu chất lượng âm thanh tuyệt vời. Rega chính thức bắt tay vào sản xuất đầu đĩa than từ năm 1973 với cơ sở đầu tiên đặt tại Vương quốc Anh. Phiên bản Planar 3 đầu tiên đã mất tới 23 năm để cho ra mắt người dùng bắt đầu từ năm 1977. Ngoài việc sản xuất đĩa Rega còn tạo nên những chiếc tay cơ huyền thoại được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Hiện nay RP3 là phiên bản mới nhất của Planar 3, hướng đến đối tượng khách hàng là người giàu có. Loại đĩa than phát âm thanh Rega RP3 vô cùng đặc biệt khi chúng không có đầu ra USB, Bluetooth hoặc phần mềm máy tính. Mức giá của sản phẩm này trên thị trường Việt Nam hiện nay dao động trong khoảng 18 – 19 triệu.
JOPOSTAR Bluetooth Turntable
Thêm một chiếc máy phát nhạc mà bạn nên cân nhắc sở hữu đó chính là JOPOSTAR Bluetooth Turntable với mức giá khá lý tưởng so với các sản phẩm khác trên thị trường 1,6 triệu đồng. Loại đĩa than này sở hữu nhiều tính năng hiện đại, mức giá hợp lý nhưng chất lượng âm thanh có vẻ như không được tốt bằng các sản phẩm khác trong danh sách này.
JOPOSTAR Bluetooth Turntable với thiết kế khá giống đầu đĩa than truyền thống, vỏ ngoài bằng gỗ chắc chắn. Phần vỏ nhựa được lắp thêm bản lề bảo vệ máy khỏi bụi bẩn, máy có hai đầu kim chung với một cổng USB ở mặt sau để ghi âm và số hóa mâm than. Ngoài ra chiếc máy này còn sở hữu hai loa nổi tích hợp, phần đầu ra âm thanh để kết nối với loa và kết nối Bluetooth.
Audio-Technica ATLP120USB
Một chiếc máy phát nhạc khá phổ biến mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc đó chính là Audio-Technica ATLP120USB. Được sản xuất bởi Audio-Technica thương hiệu âm thanh cao cấp và chuyên nghiệp phổ biến bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các sản phẩm đến từ thương hiệu nổi tiếng này tại các phòng thu. Thâm chí Đầu kim của dòng đĩa than ATLP120USB còn được sử dụng trên các mâm đĩa khác.
Audio-Technica ATLP120USB được xem như đứa con tinh thần tâm huyết của cả công ty và cũng là những đầu máy đĩa than tốt nhất. Chúng được thiết kế với sứ mệnh mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng với tay cơ hình chữ S, đĩa bằng nhôm và slipmat khi hoạt động sẽ tạo nên âm thanh tuyệt vời khiến các tín đồ của mâm than si mê.
Máy phát nhạc Audio-Technica ATLP120USB sử dụng kiểu điều khiển direct drive chính vì vậy sẽ không có dây đai bổ sung quay đĩa. Sản phẩm này sở hữu ba tốc độ phát lần lượt là 33RPM, 45RPM và 78RPM đồng thời cũng được tích hợp đầu ra USB và cho phép bạn ghi âm các đĩa than. Mức giá hiện nay của Audio-Technica ATLP120USB rơi vào khoảng 5,3 triệu VND.
Mâm than Victrola Vintage Suitcase Turntable
Chiếc máy phát âm thanh cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc đó chính là Victrola Vintage Suitcase Turntable. Sản phẩm có tính di động khá cao với hình dạng như một chiếc vali rất thuận lợi cho việc di chuyển. Tuy nhiên, một điểm trừ cho loại đĩa than này đó chính là nó không có pin bên trong mà phải sử dụng nguồn điện trực tiếp.
Đĩa than này cũng có thể hoạt động với 3 tốc độ là 33RPM, 45RPM và 78RPM. Victrola Vintage Suitcase TurntableN có một giắc cắm 3.5mm để cắm loa hoặc tai nghe, Bluetooth và loa tích hợp, tuy nhiên phần chất lượng âm thanh không được tốt lắm. Đây cũng là chiếc máy có mức giá thấp nhất trong danh sách mà chúng tôi gửi đến bạn đọc chỉ gần 1 triệu đồng.
Kết luận
Nội dung bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin thú vị xoay quanh đĩa than – một hình thức đồng bộ âm thanh có từ rất lâu đời. Mong rằng với các chia sẻ này độc giả đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc bảo quản cũng như lựa chọn mâm than.