Đài FM đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến sự nghiệp cung cấp thông tin cho bà con, nội ô và ngoại ô. Dù cho có ở vùng miền xa xôi đến đâu vẫn nghe được tiếng nói thân thương của đồng bào thông qua sóng FM, được cập nhật và tiếp cận thông tin một cách chuẩn xác.
Đài FM là gì?
Đài FM hay còn được gọi là phát sóng FM, là một trong những phương pháp truyền thông tin cổ điển được ứng dụng vào những năm đầu của thế kỷ 20, với sự ra đời chính thức vào năm 1933, bởi một kỹ sư nghiên cứu kỹ thuật âm thanh người Mỹ.
Mọi người dần dần nhìn nhận được khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, rành mạch, âm thanh trung thực hơn so với Radio phát thanh. Thậm chí nó có thể phát trực tiếp ở nhiều nơi, cho nên ngay sau đó bắt đầu ứng dụng vào trong đời sống ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đài FM được xem như là một trong những công nghệ vô cùng hiện đại lúc bấy giờ, kể cả khi ngày nay không còn được sử dụng phổ biến ở đa số quốc gia, nhưng riêng ở Việt Nam, vẫn được sử dụng ở nhiều tỉnh thành, địa phương. Nhằm thực hiện công tác công bố thông tin liên quan đến người dân địa phương trong ngày.
Để giúp cho tất cả người dân dù có đang thực hiện công việc gì vẫn có thể lắng nghe và cập nhập được đầy đủ tin tức quan trọng như giá vàng, nông sản, bất động sản, thuế,… Đang diễn ra và thông qua bởi các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước.
Ngoài ra đài FM còn là một chiếc đồng hồ bất đắc dĩ đối với tuổi thơ của nhiều người. Mỗi lần vào buổi sáng nghe tiếng nói thân thương từ đài phát ra là biết điểm đúng 12h00 trưa, buổi chiều sẽ rơi vào 5h00 chiều.
Sóng FM là gì ?
Sóng FM chính là sóng truyền có độ phủ sóng lớn nhất tại Việt Nam, là một loại sóng không thay đổi tần số, với tính chất lan truyền và không phụ thuộc vào tần số. Phạm vị phủ sóng của đài FM có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, rất khác so với truyền lan sóng trung và sóng ngắn.
Phụ thuộc chủ yếu vào địa hình và môi trường truyền sóng, ngoài ra không bị tác động bởi bất kỳ yếu tố nào khác. Việc phủ sóng đài FM được giới hạn trong tầm nhìn, bán kính phủ sóng có thể tăng hoặc giảm 1,33 lần so với tầm nhìn quang học nhờ vào tính nhiễu xạ của chúng, đó cũng là lý do tạo nên được đường truyền âm thanh.
Khu vực sóng FM ở một số địa phương
Hiện nay ở mỗi khu vực sẽ có một mức độ phủ sóng khác nhau, ví dụ như một số địa phương sau đây sẽ rơi vào những loại sóng FM MHz, khi phát các chương trình ca nhạc và tin tức đặc biệt, mọi người có thể theo dõi lịch để mở mang kiến thức để biết rõ hơn về loại âm thanh gần gũi này:
- Khu vực sóng FM Bắc Bộ: 102, 7 MHz, 100 MHz.
- Khu vực sóng FM Thanh Hóa: 105,1 MHZ
- Khu vực sóng FM Thừa Thiên Huế: 106,1 MHz.
- Khu vực sóng FM Đà Nẵng: 106 MHz.
- Khu vực sóng FM Bình Định: 103,1 MHz.
- Khu vực sóng FM Tp. Hồ Chí Minh: 104,5 MHz.
- Khu vực sóng FM Đồng Bằng Sông Cửu Long: 104,5 MHz.
Cách dò sóng MHz khi đài FM phát sóng
Khi thu sóng FM tại thời điểm đài FM vận hành, bạn bắt buộc phải để Anten xoay và di chuyển sao cho đúng hướng, tiến hành rà soát xem đâu mới là hướng cho ra âm thanh tốt nhất. Thông thường đối với sóng FM, không kéo anten roi, hầu như sẽ không thể nào nghe được âm thanh.
Nếu có nghe được thì âm thanh từ đài FM cũng vô cùng yếu và không cho ra chất lượng chuẩn. Trừ trường hợp, khi thu FM là đang hiện diện trong phạm vi rất gần với trạm phát sóng, lúc đó thì có thể thoải mái thưởng thức cái chương trình mà không cần phải lo đến vấn đề Anten xác định đúng hướng hay chưa.
Tuy nhiên, cách nhanh chóng và hiệu quả nhất đó chính là sử dụng thiết bị thu sóng FM hiện đại để có thể tự động hóa và dò tìm. Ở mỗi tần số đo sóng khác nhau sẽ cho ra một chất lượng âm thanh khác nhau, người sử dụng cần phải nắm rõ được khu vực phủ sóng ở địa phương, hay sử dụng máy đo và máy kiểm soát tần số cầm tay.
Tại sao đài AM chưa được thay thế bằng đài FM?
Đối với đài FM và đài AM nếu muốn thay thế cho nhau, thì bắt buộc chúng phải có được tính năng tương tự, hoặc gần giống nhau. Để có thể đảm bảo nếu như sử dụng loại nào cho thiết bị phát sóng hay thu sóng đều giúp cho người nghe đạt được mục đích theo dõi tin tức và cập nhật thông tin.
Trong khi đó AM và FM lại có đặc tính hoàn toàn khác nhau, nên không thể nào dùng AM cho các thiết bị thu và phát sóng FM, ngược lại cũng không thể nào dùng FM cho các thiết bị thu và phát sóng AM. Đây là một lưu ý quan trọng mà mọi người nên nắm bắt khi sử dụng thu đài âm thanh.
Phân biệt bản chất AM và FM
- Sóng truyền thu và phát của đài FM: Được truyền trong khoảng cách ngắn, tần số cao, đó là lý do vì sao khi sử dụng các thiết bị thu sóng FM, cần bổ trợ thêm anten để bắt sóng hoặc đứng trong phạm vi gần của trạm phát sóng. (85 – 100 MHz, có sai số)
- Sóng truyền thu và phát của AM: ngược lại hoàn toàn với sóng từ đài FM, AM sử dụng sóng truyền với khoảng cách lớn hơn, cho phép người dùng rà soát ở những tần số thấp và không cần phải đứng gần trạm thu sóng hay phát sóng. ( khoảng 1000Hz)
Ví dụ minh họa chứng minh sự đối lập của AM và FM
Lấy một ví dụ thực tiễn và gần gũi để giúp cho mọi người hình dung rõ hơn về sự khác biệt hoàn toàn có hai loại sóng phổ biến: kể cả xe hơi là một trong những phương tiện giao thông thường xuyên di động, không cố định tại một địa điểm nào bất kỳ.
Điều đó đồng nghĩa với việc: trong quá trình lưu động, có thể đến gần hoặc có thể ra xa trạm thu và phát sóng. Tuy nhiên vẫn phải sử dụng Anten ngoài, đặc biệt phải đúng loại cho đài FM nếu thu sóng FM và loại AM nếu thu sóng AM.
Bởi vì tần số của sóng vô tuyến quyết định chiều dài của Anten, nên Anten đơn không thể nào nhận cùng lúc cả hai tần số khác biệt lớn như vậy. Bắt buộc đón tín hiệu của FM thì cần phải dùng một loại Anten với độ dài khoảng 90cm. Còn AM thì sẽ cần một loại Anten với độ dài ngắn hơn, vì khả năng thu sóng của nó ở phạm rộng.
Cái nào tốt hơn khi đối chiếu giữa đài AM hay đài FM?
Ngay cả những chuyên gia của ngành kĩ thuật âm thanh phát sóng cũng không thể xác nhận và đưa ra đáp án chính xác, khi được đặt câu hỏi giữa đài AM hay đài FM sử dụng cái nào sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Bởi vì tùy vào nhu cầu sử dụng, cũng như là các điều kiện khác nhau, một trong hai đối tượng đài AM hay đài FM sẽ phát huy tính năng ưu điểm của nó, hỗ trợ người dùng đạt được mục đích giải điều chế tín hiệu.
Có hai nguyên tắc chính đằng sau hệ thống của đài: Để chia sẻ phổ tần số nghĩa là nhiều máy phát sóng sẽ sử dụng cùng một phương tiện, lấy cùng hệ thống sóng từ một trạm phát sóng giống nhau. Tiến hành giải điều chế tín hiệu và mong muốn từ chối tất cả các tín hiệu khác để có tập trung vào tính hiệu đang sử dụng.
Cả đài AM hay đài FM đều mang tính hiệu nguồn trong hệ thống thông tin âm thanh, thông tin giọng nói, giọng hát, beat nhạc,… sẽ có phân phổ khác nhau. Do đó, theo từng phân khúc âm thanh mà sẽ quyết định sử dụng đài AM hay đài FM.
Ví dụ: nếu như lời nói thì sẽ rơi vào 4KHz, để cho ra âm thanh chất lượng chỉ định 15KHz đài AM sẽ được ứng dụng tại phân khúc đó. Còn nếu như băng thông cơ sở ở phân mức khoảng 5KHz sẽ giới hạn phản băng thông tầng cơ sở đến 15 KHz bằng FM.
Sự đối lập đặc biệt giữa AM Radio và Đài FM?
Điều tạo nên điểm khác biệt lớn nhất giữa AM Radio và đài FM là phương thức vận hành và truyền tín hiệu. Cách vận chuyển thông tin dựa vào sóng truyền trong không khí của hai loại hình AM Radio và đài FM hoàn toàn khác nhau.
Trong khi truyền tín hiệu Radio của AM là điều chế biên độ,FM là điều chế tần số. Điều này đồng nghĩa với việc AM là sóng điều chế biên độ, nó không phụ thuộc vào biên độ, AM là yếu tố để quyết định sự thay đổi giữa các biên độ.
FM là điều chế tần số, nó không phụ thuộc vào tần số, mà thứ khiến nó phải phụ thuộc là địa điểm và khoảng cách so với trạm phát sóng. Mặt khác, đài FM sẽ cho chất lượng âm thanh tốt hơn AM, nhưng đổi lại về phương diện phạm vi đẩy sóng thì đài FM thua xa.
AM nổi tiếng có khả năng truyền được thông tin ở phạm vi rộng hơn rất nhiều lần so với FM rơi vào khoảng 50Km từ trạm phát thanh. FM chỉ bằng một phần rất nhỏ so với con số 50Km ấy, đài FM phải sử dụng rất nhiều máy phát, trạm phát, đặt ở nhiều nơi để có thể gia tăng vùng phủ sóng.
Khi AM di chuyển bằng sóng âm, sẽ dịch chuyển đến gần mặt đất vào ban ngày và sẽ cao hơn bầu trời vào buổi tối, sự khác nhau giữa thời gian ban ngày và ban đêm sẽ dẫn đến có sự biến động trong AM. Nên những hộ gia đình đang sử dụng sóng từ AM cần nắm được nguyên do của sự mạnh yếu thất thường của tín hiệu.
Kết luận
Đài FM là một trong những hình thức sơ khai nhất của đài truyền hình trên khắp thế giới. Nhờ những thông tin bổ ích được cung cấp từ bài viết, mà quý độc giả có cơ hội được nhìn lại một thời ký ức. Có điều kiện để tìm hiểu về cách thức và khả năng hoạt động trong từng phạm vi, môi trường khác nhau của đài FM.