HomeTin tứcBăng cassette - Minh chứng cho sự phát triển của công nghệ

Băng cassette – Minh chứng cho sự phát triển của công nghệ

Những chiếc băng cassette được xem là bước phát triển vượt bậc của công nghệ thế kỷ trước. Nhờ phát minh này mà việc sử dụng tài nguyên để sản xuất đĩa than đã giảm đi rất nhiều. Dù không còn phổ biến như trước nhưng thời kỳ hoàng kim của chiếc băng này luôn tồn tại trong ký ức nhiều người.

Hệ quả của xu hướng di động đến băng cassette

Chiếc băng cassette đầu tiên được phát minh bởi công ty Philip tại Hà Lan vào năm 1963. Cơ chế hoạt động của nó dựa trên khả năng lưu trữ âm thanh của các sợi dây từ tính. Lúc bây giờ, công ty này phải đối đầu với các hãng sản xuất băng cối, đĩa than nên việc kết hợp với một thương hiệu khác là điều tất yếu.

Để phổ biến rộng rãi băng cassette trên thị trường, họ đã phối hợp với Sony và đưa ra các tiêu chuẩn riêng biệt cho dòng sản phẩm này. Nhờ đó họ đã nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất của sản phẩm, đồng thời gián một đòn cực mạnh đến các công ty sản xuất đĩa than.

Nhờ vào chiến lược tài tình đó, vào năm 1968 mức độ phổ biến của loại băng này đã lớn đến gần 2,4 tỷ sản phẩm, hoàn toàn vượt mặt các phương thức lưu trữ âm thanh khác. Ngành công nghiệp này cũng đã đạt được những thành tựu vang dội cho đến tận bây giờ.

Rất nhiều nhạc sĩ ưa chuộng phát hành album của họ qua những chiếc băng này bởi độ nhỏ gọn cũng như giá thành tương đối rẻ hơn đĩa than. Hiện nay, phương thức không còn phổ biến nhất nhưng nhờ những xu hướng hoài cổ nhiều người vẫn tìm mua những album phát hành bằng băng cassette

Hình ảnh một cuộn băng cassette lâu đời ở Nhật Bản xưa
Hình ảnh một cuộn băng cassette lâu đời ở Nhật Bản xưa

Những tiêu chuẩn đặc biệt của băng cassette 

Có rất nhiều tiêu chuẩn để quyết định chất lượng băng cassette nên việc tìm hiểu để chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu và trải nghiệm của mình là điều tất yếu. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để bảo quản chúng tốt hơn bởi thiết kế từ các sợi từ tính không có độ bền chắc như đĩa than.

Thời lượng ảnh hướng tới chất lượng âm thanh băng cassette

Một chiếc băng thường sẽ được nhà sản xuất tối ưu với thời lượng nhất định. Hiện nay, thị trường có khoảng năm loại băng với các mức thời lượng khác nhau bao gồm: C46 (tổng 46 phút và 23 phút mỗi mặt), C60 (tổng 60 phút và 30 phút mỗi mặt), C90 (tổng 90 phút và mỗi mặt 45 phút) và tương tự đối với loại C120 và C180.

Tuy nhiên, băng C120 và C180 rất hiếm gặp trên thị trường vì thời lượng quá lớn khiến cho công ty phải nghiên cứu để làm giảm kích thước của các sợi từ cho phù hợp với các quy định. Bên cạnh đó, chất liệu của chúng cũng không được cải tiến nhiều nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh và độ bền sản phẩm.

Lúc bấy giờ, các loại băng cassette có thời lượng siêu ngắn cũng được sản xuất để đáp ứng nhu cầu ghi lại các câu trả lời ngắn, những đoạn đàm thoại đơn giản phục vụ cho việc học tập và giải trí như C15, C30… Loại băng này thường rất phổ biến ở Mỹ và Anh do những nét văn hóa đặc biệt ở hai quốc gia này.

Các chiếc băng cassette có thời lượng khác nhau
Các chiếc băng cassette có thời lượng khác nhau

Độ rộng của băng được thiết kế tùy vào mục đích sử dụng

Thông thường thì băng cassette có độ dày khoảng 3.8mm và nó có khả năng thu được lên đến 4 track âm thanh. Độ rộng track được quy đinh là 0.6mm và khoảng cách giữa chúng là 0.3mm để giảm hiện tượng crosstalk khi đang phát băng. Trong thực tế, gần như không thể phân biệt những đường vân này vì kích thước quá bé.

Ngoài ra, người ta còn quy định đầu thu phải được chia thành hai khe và khoảng cách của chúng phải được đảm bảo 2µm để có thể tái tạo tần số lên đến 12kHz. Tuy nhiên, một vài công ty vẫn có thể thay đổi con số này dựa trên khả năng kỹ thuật và mục đích sử dụng loại băng đó.

Cấu tạo hoàn chỉnh của băng cassette

Nhìn một chiếc băng cassette có vẻ rất đơn giản nhưng thật cũng có rất nhiều bộ phận để tạo nên một chiếc băng hoàn chỉnh để ta có thể bật lên nghe nhạc. Vậy để hiểu hơn về sản phẩm này, chúng ta hãy tìm hiểu chức năng của một vài bộ phận của nó.

Các cối băng là nơi lưu trữ âm thanh chính, nó là các sợi băng từ cuộn thành hai phần và được kết hợp tạo trục quay để khi đưa vào máy có thể quay và phát ra âm thanh. Nhờ sự hỗ trợ của các khe chống ghi, chúng ta có thể hiệu chỉnh băng đến đoạn nhạc phù hợp và ghi âm lại nếu cần thiết.

Ngoài ra, các tấm lót, ròng rọc dẫn động băng và đệm lót giúp băng cassette chạy mượt mà hơn, giảm độ ma sát và đảm bảo chất lượng của sợi từ. Trên những sợi từ cũng có những màn chắn nam châm giúp ngăn đầu từ khuếch đại sóng từ không mong muốn khi đang phát băng.

Cấu tạo một chiếc băng hoàn chỉnh trên thị trường
Cấu tạo một chiếc băng hoàn chỉnh trên thị trường

Những nhược điểm chí mạng của băng cassette

Dù được xem là một bước tiến mạnh mẽ của công nghệ băng cassette vẫn tồn tại những điểm yếu vô cùng lớn, ảnh hướng đến trải nghiệm của người dùng. Đồng thời dễ gây tốn kém vì băng dễ bị hư hỏng dưới tác động của môi trường. Và nếu khắc phục được những hạn chế này thời kỳ hoàng kim của nó sẽ thật sự trở lại.

Chất lượng của đĩa băng cassette là vấn đề dễ nhận ra nhất

Có thể nói, ở thời kỳ đầu, do những hạn chế trong khâu tìm kiếm nguyên vật liệu cũng như công nghệ sản xuất chưa phát triển nên chất lượng của những chiếc băng không được tốt lắm. Tốc độ của băng thường chậm nên dẫn đến hiện tượng rè tiếng khi thu âm, sợi từ bị giãn làm âm thanh không phát được.

Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày những khuyết điểm đó đã được cải thiện nhiều. Chất liệu được sử loại chống từ tính giúp âm thanh trôi chạy hơn và đạt chất lượng gần như ngang những chiếc đĩa CD. Những vấn đề âm thanh giờ đây đã trở nên rất hiếm trên những chiếc băng cassette.

Hiện tượng rối băng khi chạy phát nhạc

Giống như đĩa than, đây được xem là một hạn chế vô cùng lớn của băng nhạc. Bởi chỉ cần rối một đoạn dây thì băng sẽ gặp sự cố mắc kẹt ngay lập tức và khiến nhạc bị dừng lại. Đây là một hiện tượng mà bất kỳ ai sử dụng băng cassette phải đối mặt và xử lý, thậm chí những hư hại còn buộc người sử dụng phải bỏ đi cuốn băng đó.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này rất nhiều như: rối băng khi đang sử dụng máy phát, tự ý xoay băng không đúng cách và hư hại khi va đập. Khi đó, chúng ta có thể ra những tiệm bán cassette để nhờ họ điều chỉnh cuộn dây từ hoặc thay thế những bộ phận bị hỏng trong chiếc băng.

Phải khử từ đầu lọc băng cassette định kỳ

Vì các linh kiện trong băng cassette thường được làm bằng kim loại nên sau một khoảng thời gian sử dụng nó sẽ bị nhiễm từ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng âm qua việc giảm tái tạo âm thanh và tín hiệu trên sợi băng. Mặc khác, nếu để tình trạng này kéo dài thì băng có thể bị hư hỏng nặng nề.

Vì thế, nhà sản xuất đã đưa ra khuyến nghị rằng khoảng 6 tháng nên khử từ một để âm thanh của băng đạt chất lượng tốt nhất. Nếu không thể tự làm, bạn có thể đến những tiệm bán cassette để khử từ cũng kiểm tra xem cuốn có bị vấn đề nào khác không để xử lý kịp thời.

Một chiếc máy hỗ trợ phát băng từ thế kỷ trước
Một chiếc máy hỗ trợ phát băng từ thế kỷ trước

Độ bền và tuổi thọ của băng cassette là một vấn đề lớn

Nếu so sánh với đĩa CD thì băng cassette dễ bị tác động bởi các yếu tố vật lý bên ngoài như va đập, ẩm mốc… Khi băng bị lão hóa, hiện tượng wow và flutter sẽ thường xuyên xảy ra làm âm thanh run và nhão đến mức tai thường cũng dễ dàng nhận ra được.

Đây là một nhược điểm khó khắc phục được vì sản phẩm nào sau khi sử dụng cũng đều phải xuống cấp. Để sử dụng băng cassette được lâu dài ta cần phải giữ gìn sản phẩm thật cẩn thận, khử từ thường xuyên và khi có vấn đề phải đến những nơi chuyên xử lý để tránh trường hợp tự ý chỉnh sửa làm hư hỏng băng.

Tại sao Bias lại quan trọng với băng cassette?

Chúng ta biết rằng các máy thu luôn được thiết kế để quét tín hiệu âm thanh gốc, sau đó khuếch đại âm thanh đó lên để chúng được ghi lại trong những dải dây từ. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ đáp ứng cho âm tần thấp, nếu sử dụng cho dải âm tần cao hơn thì dễ gây hiện tượng chênh phô.

Để khắc phục hiện tượng trên, người ta sử dụng kỹ thuật Tape Bias để đưa tín hiệu âm thanh vào đúng vùng đáo tuyến tính của vật liệu dẫn từ trên sợi băng cassette. Hiện nay có hai phương pháp Bias đó chính là DC Bias và AC Bias, mỗi cách đều có những ưu nhược điểm khác nhau.

DC Bias là phương pháp cổ điển giúp giảm méo tín hiệu âm thanh có trên các máy thu giá rẻ và tầm trung. Tuy nhiên nó lại gây thêm nhiều tạp âm nên người ta đã chuyển sang AC Bias. Nó tạo ra những dao động cao tần giúp thu âm thanh tốt hơn và đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu tất yếu của một thiết bị băng nhạc.

Giải thích ý nghĩa 70 µs hoặc 120 µs trên băng cát xét 

Khi đã hiểu các ký tự DC bias và AC bias, chúng ta càng phải nắm bắt rõ hơn các chỉ số 70 µs hoặc 120 µs. Trên thực tế, các ký hiệu DC Bias hay AC Bias đều vô cùng hiếm thấy, thay vào đó, người ta sử dụng ký hiệu 70 µs hoặc 120 µs nhiều hơn. Vậy chúng có ý nghĩa như thế nào và làm sao để lựa chọn chính xác?

Như đã biết, công dụng của Bias trên băng cassette là giảm sự phân tán nhưng hạn chế của nó chính là khả năng đáp ứng các tần số cao. Bias cao thì sự phân tán giảm nhưng năng lượng trên các vật từ trên yếu đi do không đáp ứng được tần số cao. Và ngược lại, Bias thấp thì bị phân tán nhưng băng lại nhạy với các tần số cao hơn.

Vì vậy người ta đã quy định tần số 120 µs thường là các Normal Bias với các máy có Bias thấp và độ nhạy kém với tần số cao. Còn những máy có Bias cao và độ nhạy cao với âm thanh tần số cao thường được đặt ở mức 70 µs, đây còn được gọi là loại High Bass.

Một chiếc băng cassette nhạc nổi tiếng được sản xuất ở Việt Nam
Một chiếc băng cassette nhạc nổi tiếng được sản xuất ở Việt Nam

Lời kết

Băng cassette là một bước tiến mạnh mẽ của công nghệ, nó đánh dấu bước chuyển mình từ đĩa than sang xu hướng di động. Bên cạnh đó, băng cassette còn là một biểu tượng của văn hóa đại chúng, một phương tiện học hiệu quả và là kênh giải trí cho mọi thế hệ.

Xem nhiều nhất